Quy trình sản xuất kính cường lực (Tempered glass)


Kính cường lực là kính an toàn được đưa qua lò xử lý ở nhiệt và cho nguội nhanh bằng khí nén để tạo sức căng bề mặt tăng khả năng chịu lực, chống lực va đập, chịu tải trọng lớn và chống bể vỡ do ứng suất nhiệt. Có hai lọai sản phẩm kính cường lực khác nhau: Bán cường lực (Heat-strengthened) và cường lực hoàn toàn (Fully Tempered).

Đặc Tính:

Kính cường lực thường chịu lực gấp 4-5 lần kính nổi thông thường cùng lọai, cùng độ dày và kích thước. Khi bể vỡ thành nhiều mảnh vụn nhỏ giảm thiểu tối đa gây thương tích nghiêm trọng so với kính thường. Kính sau khi cường lực cũng không thay đổi các đặc tính như màu sắc, thành phần hóa học, độ trong suốt, trọng lượng riêng, điểm mềm kính, độ dẫn nhiệt, độ truyền ánh sáng, hệ số giãn nỡ… Kính sau khi cường lực chịu được độ sốc nhiệt rất cao, chênh lệch nhiệt độ giữa bề mặt và lõi trên 2000C trong khi kính thường chênh lệch nhiệt độ cho phép không quá 500C.

Qui trình sản xuất 

Bước 1: Kính tấm nguyên khổ được đưa qua máy cắt để cắt theo quy cách đơn đặt hàng. Sau khi đã cắt theo yêu cầu, kính sẽ được đưa qua bộ phận hoàn thiện theo yêu cầu của khách hàng, sau đó kính được chuyển qua thiết bị rửa và sấy khô để xử lý sạch bề mặt.

Bước 2: In logo kính an toàn cường lực có logo bằng sơn men, sau đó chuyển kính sang vị trí chờ cường lực.

Bước 3: Gia cường kính bằng dây chuyền tôi kính cường lực, kính được đưa vào dây chuyền tôi kính với nhiệt độ từ 4500 – 750(tùy theo từng chủng loại kính) để gia nhiệt đến điểm hóa mềm và sau đó được nhanh chóng làm nguội bằng luồng khí lạnh một cách đồng đều và chính xác để đông cứng các ứng suất nén trên bề mặt kính và đồng thời giữ nguyên chất lượng kính.

Bước 4: Sau khi chạy qua dây chuyền tôi kính, kính nổi thông thường trở thành kính cường lực.

           

           Máy công nghiệp cắt kính đa hình tự động CNC   –   Máy công nghiệp khoan kính hai chiều dạng đứng tự động CNC

           

Máy CN mài song cạnh thẳng kính dạng nằm tự động PLC  –  Dây chuyền CN tự động sản xuất kính tôi cường lực an toàn

Đặt tính kỹ thuật

+ Tính chịu lực cao: Về mặt cơ học, có tính chịu lực tác động lên bề mặt rất cao, gấp ba đến bốn lần so với kính nổi thông thường cùng loại và cùng độ dày.

+ Tính chịu sốc nhiệt: Chịu sốc nhiệt( sự thay đổi nhiệt độ đột ngột) rất cao, có thể chị được sự thay đổi nhiệt độ đến 1500C mà không bị vỡ. Trong khi kính nổi thông thường sẽ bị vỡ khi có sự thay đổi nhiệt độ đột ngột không quá 500C.

+ Tính an toàn: Rất khó vỡ, nhưng khi vỡ thì vỡ dưới dạng những hạt nhỏ rời, cạnh không bén, vô hại và vì vậy sẽ không gây tổn thương. Trong khi kính thường khi vỡ sẽ tạo thành những mãnh nhọn, bén như dao, có tính sát thương rất lớn.


Qui cách sản phẩm

Độ dày
(mm)

Kích thước nhỏ nhất
(mm)

Kích thước lớn nhất
(mm)

Chủng loại

3

200 x 250

1800 x 2400

Kính trong Kính màu
Kính phản quang
Kính phản nhiệt
Kính Low-E

4

100 x 250

1800 x 2400

5, 6

100 x 250

2400 x 3000

 8,10,12   100 x 250   2400 x 4200

15,19,24

100 x 250

2400 x 6500

Hệ thống tiêu chuẩn:

+ TCVN 7455: Việt Nam

+ ANSI Z97.1 của Mỹ.  

+ BS 6206 của Anh.  

+ AS/NZS 2208 của Úc-Newzealand

+ ECE R43 của Châu Âu

Kiểm định chất lượng:

+ Độ bền va đập bị rơi

+ Độ bền va đập con lắc

+ Chiều dài dung sai: Cho phép sai lệch  0,1 mm

+ Thử phá vỡ mẫu

+ Khuyết tật ngoại quan

+ Ứng suất bề mặt kính

Lưu ý khi sử dụng:

+ Kính cường lực thành phẩm không thể cắt, khoan, mài

+ Khoản cách khoan lỗ trên kính cho phép khi khoảng cách từ mép lỗ khoan đến biên kính gần nhất lớn hơn 1.5 lần bán kính.

+ Độ võng/độ dày/chiều dài khi đặt kính nằm ngang bằng gần 1/10

+ Độ uốn cong tới hạn cho phép không quá 400% độ dày kính

+ Bán kính uốn cong >1000mm, cho kính có độ dày <=10mm. BKUC >1200mm cho độ dày kính 12mm, BKUC>2000 cho kính có độ dày từ 15mm trở lên

+ Trách các vật nhọn khi tiếp xúc vào bề mặt kính, hay các góc nhọn kính trách tiếp xúc vào các vật cứng

Ứng Dụng:

Kính cường lực có các đặc tính ưu việt như chịu sốc nhiệt cao, chịu lực va đập, khả năng chịu uốn… và đặc biệt là độ an tòan cao nên đa số phần lớn kính kiến trúc cho các công trình xây dựng, trang trí nội thất. Kính cường lực được sử dụng rộng rãi trong các ứng dụng như làm vách ngăn, mặt dựng, cửa đi, cửa sổ, lan can, cầu thang, phòng tắm đứng, Kính xe hơi, tàu thủy , mặt bàn, tủ kệ, trần sàn kính và vách kính trang trí .

 

Share Button

Hoặc điền đầy đủ thông tin, Chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc sớm nhất.

Ý kiến bạn đọc

Chuyên gia tư vấn (24/7): 0904 83 83 15